본문 바로가기

Di sản văn hóa chưa được công nhận

Di sản văn hóa chưa được công nhận

Các hiện vật được trưng bày trong Bảo tàng quốc gia Hàn quốc

Earthen Bottle img

Earthen Bottle (Joseon Era) Discovered in Inchang-dong in 1966 (Founder: Shin Man-ok), Kept by National museum of Korea White porcelain bottle (Joseon Era) Discovered in Inchang-dong in 1966 (Founder: Shin Man-ok), Kept by National museum of Korea Stone candle holder Discovered in Inchang-dong in 1974 (Founder: Ko Kwang-soo), Kept by National museum of Korea

Pháo đài Boru ở Goguryeo

Boru Fortress of Goguryeo img

Các mảnh đất đá được thu lượm tại khu di tích Goguryeo quanh Jeongnip Hall

Di tích Goguryeo 1 ở Hongryeonbong

Hongryeonbong img

Di tích này ở khu vực trên cùng của triền núi phía nam khu vực Achasan. Di tích Goguryeo có hai khu vực và nhìn chung chúng vẫn còn giữ nguyên hình dạng tương đối tốt

Di tích Goguryeo II ở Achasan

Achasan img

Di tích này nằm trên đỉnh của một ngọn núi nhỏ ở độ cao 276m sau lưng Daeseongam. Cấu trúc đá vẫn được duy trì ở tình trạng tương đối tốt

Khu mộ cổ Yongmasan

Yongmasan Ancient Tomb img

Khu vực Achasan nằm ở dìa phía nam của dãy núi Gwangju trải dài theo hướng đông bắc và tây nam sau khi tách ra khỏi khu vực Cheolryeong của dãy núi Taebaek. Về mặt phong thủy, Achasan là ngọn núi biến khu vực núi phía bắc thành một địa điểm lý tưởng cùng với Bukak, Gwanak, Gyeyang, và Gamaksan và nó đã từng được gọi là Namhaengsan. Khu vực này nằm cạnh vùng giáp ranh của Gwangjin-gu và Jungrang-gu của Seoul với thành phố Guri và nó rất phù hợp để đặt mộ với đặc điểm địa hình là có núi Achasan, Yongmasan, Bonghwasan và các núi khác cùng với hai con sông Jungrangcheon và Wangsukcheon ở giữa. Hơn nữa, khu vực này còn là nơi xảy ra cuộc chiến khốc liệt thời Tam Quốc khi 3 nước tranh giành vùng châu thổ sông Hangang. Ban đầu Baekje giành được khu này, sau đó lại bị chiếm bởi Goguryeo, và cuối cùng nó về tay Silla. Vì thế, khu vực này cũng là nơi đặt lăng mộ của các vua thời Tam Quốc. Hiện nay, có xấp xỉ trên dưới 70 ngôi mộ được xác nhận là đã bị phá hủy ở khu vực Achasan, và có khoảng trên 150 ngôi mộ, bao gồm các ngôi mộ không bị phá hủy. Các mộ cổ chủ yếu là mộ đá. Họ đào đất ở khu vực này, sau đó lát các tảng đá với kích cỡ từ 20-30cm thành 7, 8 lớp để tạo thành 4 bức tường thành xung quanh, sau đó họ đặt xuống sàn những phiến đá phẳng với độ dày 5cm để tạo thành lớp móng dày 60cm đặt thi thể. Kích thước mộ nhìn chung vào khoảng: 2,4m dài, 1,5 m rộng, 1,1m sâu và theo hướng nam-bắc. Không có di tích nào được khai quật trực tiếp khỏi vị trí ngôi mộ cổ, nhưng, có rất nhiều các mảnh đất vỡ quanh hầm mộ đá của khu mộ giúp ta hiểu hơn về đặc điểm của từng thời kỳ.

Mộ cổ Achasan khu vực 1

Achasan img

Khu này nằm trên đỉnh ngọn núi nhỏ ở phía đông của triền núi chính Achasan. Giống như khu di tích Goguryeo nhưng Silla đã phá hủy khu vực này và xây dựng khu mộ cổ ở đây

Mộ cổ Achasan khu vực 2

Achasan img

Ngôi mộ đá theo phong cách thẳng đứng này nằm ở độ cao 125m trên đỉnh của ngọn núi đá ở phía tây làng Uminae. Đây là một ngôi mộ rất độc đáo mà không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác

Đi bộ trên cầu Beolmal

Beolmal Bridge img

Lễ đi bộ trên cầu Beolmal để tránh những thiệt hại do lũ sông Hangang thông qua diễn kịch dân gian để cầu may cho mùa màng ở gần sông Hangang. Kịch dân gian được diễn trong suốt ngày 15 tháng giêng ở trên cầu gỗ Beolmal và đảo đá Topyeong-dong, cho đến tận năm 1916. Nghi thức đi bộ trên cầu bắt đầu từ thời Goryeo và tất cả mọi người trong làng cả đêm đi bộ trên cầu để mong xua đuổi những điều không may cho cả năm. Khu vực Beolmal ở Topyeong-dong nằm trong khu vực đồng bằng sông Hangang. Con sông này mùa hè hay gây lũ lụt rất khủng khiếp. Nghi lễ này đã bị ngừng suốt 80 năm, cho đến năm 1993 mới được tái dựng lại bởi nghệ nhân đã được công nhận là di sản văn hóa ông Han Yo-seong (đã khuất) và cháu trai, Han Cheol-soo, hiện nay được bảo tồn ở Trung tâm văn hóa Guri. Nghi lễ đi bộ trên cầu bao gồm: giai đoạn 1, diễn kịch và cúng dâng các nông cụ; giai đoạn 2, xông thần đất và cầu nguyện đủ nước cho mùa màng; giai đoạn 3, bước lên cầu và nới lỏng cầu; gia đoạn 4, hát dân ca Gyeonggi; giai đoạn 5, seokjeon và đất hòa hợp.

Kịch Daekgeyo

Daekgeyo Play img

Từ giữa ngày mồng 1 đến 15 tháng giêng, người ra chọn ra một ngày để tất cả mọi người trong làng tụ họp và chơi bời, như trong kịch có câu “chọn một ngày để hẹn hò, một ngày để chuẩn bị, một ngày để chơi và một ngày để kết thúc”. Với một sân khấu cao ở giữa sân đình làng, kịch được diễn bằng những tiếng hát và điệu múa, còn ở dưới sân khấu các chàng trai nhảy múa thành từng tốp. Các chàng trai múa điệu Daekgye. Đàn ông mặc đồ đàn bà để giả nữ múa hát, chơi trống và hoejeok. Ở xung quanh, các lều trại được dựng lên cho người dân uống rượu. Lễ hội này tương tự như Kịch nhóm Namsadang, khác ở chỗ là có người dân trong làng tham gia và diễn kịch cùng. Làng Dongchang có rất nhiều người trẻ hát hay múa giỏi và Nhóm Namsadang thường xuyên đến và biểu diễn.

담당자 정보

  • 담당부서 정보통신과
  • 전화번호 031-550-2089
  • 최종수정일 2024-04-18