본문 바로가기

Thành phố Guri trong lịch sử

Thành phố Guri trong lịch sử

GURI HISTORY

Thành phố Guri trong lịch sử

Từ thời Samhan đến thời thuộc địa Nhật Bản đến Hàn Quốc!
Để tôi kể cho bạn nghe lịch sử của Guri.

  • Thời kỳ Tam Hàn

    Thời kỳ Tam Hàn được hình thành vào khoảng thời kỳ trước sau thế kỷ 3 Trước Công Nguyên. Tam Hàn gồm liên minh ba bộ lạc là Mã Hàn, Thìn Hàn và Biện Hàn. Khu vực Guri hiện nay nằm trong Mã Hàn. Lãnh thổ của Mã Hàn bao gồm toàn bộ khu vực Gyeonggi-do, Chungcheong-do và Jeolla-do. Mã Hàn đã bao bọc 54 tiểu quốc bộ tộc, trong đó có Tiểu quốc Gori (Cổ Li Quốc) được suy đoán là toàn bộ Yangju, Pungyang ngày nay. Có rất nhiều giả thuyết suy đoán về vị trí, khu vực như thế này nhưng vẫn chưa có kết luận chính xác.

  • Thời đại Tam Quốc và Triều đại Silla thống nhất

    Trong Tam quốc sử ký (Samguksagi) vào năm Vua Chaekgye của Baekje lên ngôi (năm 286) có ghi lại nội dung “Nhà vua vì lo ngại Goguryeo xâm lược nên đã cho xây dựng lại thành Adanseong (A Đán Thành) để phòng thủ”. Qua đó có thể suy đoán vào thời kỳ này, khu vực hạ lưu sông Hàn (Hangang) thuộc về lãnh thổ của Baekje. Đồng thời cũng có ghi chép về cuộc chiến giữa Baekje và Goguryeo diễn ra tại thành Pyeongyangseong và sông Yeseong ngày nay vào năm 371. Qua đó cho thấy lưu vực sông Hàn bao gồm khu vực Guri ít nhiều đến năm 371 vẫn thuộc về Baekje. Sau đó vào năm 396 (Vua Gwanggaeto năm thứ 6), Vua Gwanggaeto của Goguryeo đã có cuộc chinh phạt Baekje trên diện rộng và chiếm đóng được 58 thành, 700 thôn xóm của Baekje. Trên bia mộ của Vua Gwanggaeto có ghi lại tên các thành mà Goguryeo đã chiếm đóng, trong đó có thành Adanseong. Hầu hết các quan điểm đều phủ nhận thành Adanseong hoàn toàn không phải là núi Achasan ngày nay. Tương tự cho thấy quân Goguryeo đã áp sát đến Tự Hán Thành (Hanseong) - kinh thành của Baekje (Gwangju, Gyeonggi-do ngày nay), khu vực Guri và lưu vực sông Hàn ngày nay nằm ở cực Nam của biên giới Goguryeo.

    Tháng 9 năm 475 (Vua Jangsu năm thứ 63), Vua Jangsu của Goguryeo đã thống lĩnh 3 vạn đại quân và tấn công Baekje một lần nữa. Vua Jangsu đã chiếm được thủ phủ Hán Thành của Baekje và hạ sát Vua Gaero tại núi Achasan. Sau đó tiếp tục Nam tiến và thâu tóm khu vực phía Nam sông Hàn rộng lớn vào lãnh thổ Goguryeo. Khu vực Guri lúc này thuộc huyện Gorino-hyeon (Cố Ỷ Nô Huyền: toàn bộ Jinjeop và Jingeon của Namyangju-si ngày nay) nằm trong Bukhansan-gun (Bắc Hàn Tự Quận: Seoul ngày nay). Trong suốt một thời gian sau đó, khu vực hạ lưu sông Hàn là lãnh thổ của Goguryeo, nhưng đến năm 551 (Vua Seong năm thứ 29), quân đồng minh Silla và Baekje đã tấn công lưu vực sông Hàn, chiếm đóng nơi đây và khu vực hạ lưu sông Hàn lại trở về là vùng đất của Baekje. Tuy nhiên chưa đến 2 năm sau, vào năm 553 (Vua Jinheung năm thứ 14), Silla đã tấn công hạ lưu sông Hàn và khu vực này lại trở thành lãnh thổ của Silla. Silla vào năm 757 (Vua Gyeongdeok năm thứ 16) đã đặt quận Hanyang-gun tại khu vực quận Bukhansan-gun (Seoul ngày nay) và đổi tên khu vực Jinjeop và Jingeon của Namyangju-si ngày nay thành Hwangyang (Hoang Nhưỡng) thuộc huyện Gorino-hyeon. Hwangyang thuộc quận Hanyang-gun và khu vực Guri ngày nay cũng được xem là thuộc nơi này.

  • Thời kỳ Hậu Tam Quốc

    Năm 898, tên gọi “Yangju” lần đầu tiên được ra đời.

  • Triều đại Goryeo

    Guri hiện nay dưới triều đại Goryeo được suy đoán là thuộc Yangju hoặc Namgyeong. Nếu nhìn vào sự thay đổi của Yangju trong thời Goryeo thì khu vực Seoul ngày nay trước đây là quận Hanyang-gun vào thời Silla thống nhất đã được đổi tên thành Yangju vào đầu kỳ Goryeo. Sau đó, vào năm 983 (Vua Seongjong năm thứ 2) khi thiết lập chế độ địa phương 12 mok, nơi đây trở thành Yangju-mok. Năm 995 (Vua Seongjong năm thứ 4), chế độ hành chính địa phương lại được cải tổ thành 10 tỉnh (do) và 12 tiết độ sứ (jeoldosa), lúc này Yangju thuộc Gwannae-do (khu vực Hwanghaedo Gyeonggi-do). Vào thời này, triều đình Goryeo gọi Yangju là cánh quân trái Jwoasinchaek-gun (Tả Thần Sách Quân), Haeju là cánh quân phải Usinchaek-gun (Hữu Thần Sách Quân) nằm trong 2 bộ trái phải. Năm 1012 (Vua Hyeonjong năm thứ 3), chế độ 2 bộ và 12 tiết độ sứ bị bãi bỏ, tiết độ sứ Anmusa (Yên Mô Sứ) được đặt ra, nhưng đến năm 1018 (Vua Hyeonjong năm thứ 9), Yangju lại bị giáng cấp xuống thành Jijusa (Tri Châu Sự). Sau đó vào năm 1067 (Vua Munjong năm thứ 21), Yangju được thăng cấp thành Namgyeong yusugwan (Nam Kinh Lưu Thủ Quan), ngay sau đó lại bị hạ cấp và vào đời Vua Sukjong lại được thăng cấp thành Namgyeong (Nam Kinh). Lúc này, khu vực Guri là vùng trực thuộc Namgyeong. Sau đó vào năm 1308 (Vua Chungnyeol năm thứ 34), Namgyeong bị giáng cấp thành Hanyang-bu (Hán Thành Phủ). Lịch sử chi tiết về khu vực Guri ngày nay vẫn chưa được làm rõ.

  • Triều đại Joseon
    • 1394 (Vua Taejo năm thứ 3) Kinh thành nằm trong khu vực hành chính Hanyang-bu, tức Seoul ngày nay và đồng thời đổi tên thành Hanseong-bu. Cơ quan hành chính của Yangju di dời đến Daedong-ri ở phía Nam núi Achasan (phỏng đoán là Gwangchang-dong Gwangjin-gu Seoul ngày nay). Năm 1394 được thăng cấp thành Jiyangjusa (Tri Dương Châu Sự) nhưng đến năm 1395 (Vua Taejo năm thứ 4) lại bị giáng cấp thành Yangju-bu.
    • 1397 (Vua Taejo năm thứ 6) Cơ quan hành chính của Yangju vào năm 1397 (Vua Taejo năm thứ 6) được dời đến Goju-nae (Goeub-dong Yangju-si ngày nay).
    • 1410 (Vua Taejong năm thứ 10) được thăng cấp thành Yangju-mok. Năm 1413 (Vua Taejong năm thứ 13) bị giáng cấp thành Yangjudoho-bu.
    • 1466 (Vua Sejo năm thứ 12) lại được thăng cấp thành Yangju-mok. Năm 1504 (Yeonsan-gun năm thứ 10), Yangju-mok bị xóa bỏ và xây dựng thành khu săn bắn của nhà vua.
    • 1506 (Vua Jungjong năm thứ 1) Yangju-mok lại được khôi phục và cơ quan hành chính được di dời đến phía Nam núi Bulgoksan (Yuyang-dong Yangju-si ngày nay). Từ lúc này, Yuyang-dong đã chiếm giữ vị trí là khu vực trung tâm có quan nha quản lý của Yangju. Theo “Tân Tăng Đông Quốc Lư Địa Thăng Lãm (Sinjeung Dongguk yeoji seungnam)”, từ đây cho đến khu vực Guri ngày nay cách khoảng 40~60 lý.
    • 1530 (Vua Jungjong năm thứ 25) Tên gọi “Guji” xuất hiện lần đầu tiên bắt nguồn từ “Yangjumok-guji (Quy Chỉ) -myeon” trong “Tân Tăng Đông Quốc Lư Địa Thăng Lãm” được đặt vào năm 1530 (Vua Jungjong năm thứ 25). Rồi đến năm 1895 (Vua Gojong năm thứ 32), khi phân chia theo hệ thống Bugun, nơi này trực thuộc Yangju-gun Hanseong-bu. Năm 1896, 13 tỉnh (do) được thiết lập và nơi đây thuộc Yangju-gun Gyeonggi-do. Trong “Sách hướng dẫn tên gọi các khu vực hành chính, địa phương Hàn Quốc cũ” xuất bản vào năm 1912, trước khi bị sát nhập vào thời kỳ Nhật Bản xâm lược, có đến 32 myeon thuộc biên chế của Yangju-gun. Mỗi myeon đều có các làng, theo đó Guji-myeon gồm có 10 làng là Sano-ri (Tứ Lão Lý), Injang-ri (Nhân Chương Lý), Sutaek-ri (Thủy Trạch Lý), Baekgyo-ri (Bạch Kiều Lý), Tomak-ri (Thổ Mạc Lý), Dongchang-ri (Đông Thương Lý), Imun-ri (Lý Môn Lý), Pyeongchon-ri (Bình Thôn Lý), Acha-dong (Nga Tha Động), Umicheon-ri (Ngưu Vĩ Xuyên Lý). 10 làng này là những làng cơ bản tạo nên Guji-myeon trước đây trong giai đoạn Trung kỳ Joseon.
  • Thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng

    Sau khi Nhật Bản cưỡng chế sát nhập Joseon, năm 1914 hầu hết các khu vực hành chính đều bị cơ cấu lại trên quy mô lớn. Và tên gọi “Guri (Cửu Lý)” hiện nay xuất hiện vào lúc này. Trong công cuộc cải tổ hợp nhất hành chính lúc này, 10 ri của Guji-myeon (Sano-ri, Injang-ri, Sutaek-ri, Baekgyo-ri, Tomak-ri, Dongchang-ri, Imun-ri, Pyeongchon-ri, Acha-dong, Umicheon-ri); 15 ri của Manguri-myeon (Mukdong-ri, Sinhyeon-ri, Neunghu-dong, Bangchuk-ri, Jikgok-ri, Bonghwang-dong, Naedong-ri, Neungnae-dong, Yangwon-ri, Ibam-ri, Bonghyeon-ri, Sang-ri, Jung-ri, Ha-ri, Neunggok-ri) và Janggi-ri, Galmae-dong của Nowon-myeon; một phần Subyeon-ri và Seokdo-ri của Mieum-myeon; một phần Baeyang-dong của Jingwan-myeon; một phần Toegyewon-ri của Byeolbi-myeon bị sát nhập và tạo nên Guri-myeon. Tên gọi “Guri-myeon” lấy từ chữ “Gu” trong “Guji” và chữ “Ri” trong “Manguri”.

    Guri-myeon sau khi được cải tổ gồm biên chế 12 làng là Mukdong-ri (Mặc Động Lý), Jungha-ri (Trung Hạ Lý), Sangbong-ri (Thượng Phụng Lý), Sinnae-ri (Tân Nội Lý), Mangu-ri (Vong Ưu Lý), Inchang-ri (Nhân Thương Lý), Sano-ri (Tứ Lão Lý), Gyomun-ri (Kiều Môn Lý), Sutaek-ri (Thủy Trạch Lý), Topyeong-ri (Thổ Bình Lý), Acheon-ri (Nga Xuyên Lý), Galmae-ri (Cát Mai Lý), văn phòng hành chính đặt ở Gyomun-ri.

  • Đại Hàn Dân Quốc

    Tổ chức hành chính của Guri-myeon dưới thời Nhật Bản chiếm đóng được duy trì nguyên vẹn, hầu như không thay đổi. Tuy nhiên, văn phòng hành chính đặt tại Gyomun-ri trước đây vào Chiến tranh Triều Tiên năm 1950 đã bị phá hủy hoàn toàn. Từ sau tháng 4 năm 1952, văn phòng này được đặt tại Mangu-ri. Sau đó vào ngày 10 tháng 8 năm 1955, văn phòng hành chính của Guri-myeon được xây dựng mới tại vị trí Ủy ban Guri cũ của Inchang-dong.

    Tổ chức hành chính của Guri-myeon dưới thời Nhật Bản chiếm đóng đã cải tổ lại theo Bộ luật số 1172, ngày 1 tháng 1 năm 1963 sát nhập vào Seoul 5 ri gồm Mukdong, Jungha, Sangbong, Sinnae, Mangu Theo đó, Guri-myeon Yangju-gun chỉ còn lại 7 ri gồm Inchang-ri, Sano-ri, Gyomun-ri, Sutaek-ri, Topyeong-ri, Acheon-ri, Galmae-ri. Như vậy, Guri-myeon đã được thu nhỏ lại như “Guji-myeon” trước khi tiến hành sát nhập khu vực hành chính vào năm 1914 dưới thời Nhật Bản chiếm đóng.

    Guri-myeon được thăng cấp thành Eup theo Pháp lệnh Tổng thống số 6543 vào ngày 1 tháng 7 năm 1973. Theo biên chế gun (quận) thì vẫn thuộc Yangju-gun, sau đó theo Bộ luật số 3169 vào ngày 1 tháng 4 năm 1980, Guri-eup chuyển sang thuộc Namyangju-gun đã được tách ra từ Yangju-gun. Guri-eup mỗi năm đều gia tăng dân số và phát triển không ngừng, nên theo Bộ luật số 3798 vào ngày 1 tháng 1 năm 1986 đã được tách khỏi Namyangju và thăng cấp thành thành phố.

담당자 정보

  • 담당부서 정보통신과
  • 전화번호 031-550-2089
  • 최종수정일 2024-04-18