본문 바로가기

Di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể

Bậc thầy âm nhạc (trống Maewoogi)

Drum Maewoogi img
  • Quốc giacông nhận là di sản văn hóa phi vật thể quan trọng số 42
  • Nghệ nhânYoon Deok-jin
  • Năm công nhậnNgày 16 tháng 3 năm 1995

Yoon Deok-jin (hiện đang sống ở Gyomun-dong, Guri City) là nghệ nhân làm “trống Maewoogi” đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quan trọng số 63 vào ngày 01/5/1991. Nguồn gốc của trống ở Hàn Quốc vẫn chưa rõ, nhưng trống được sử dụng như Jamyeonggo của công chúa Nakrang và hoàng tử Hodong và như Yeonggo của Buyeo. Trống đã đi vào các bức họa trên tường trong khu mộ cổ số 3 Anak, Goguryeo, theo như những ghi chép chính xác của triều đại Joseon. Trong suốt thời kỳ lịch sử, trống đã được lưu truyền lại cho đến ngày nay. “Lấp đầy trống” chỉ là cách nói của người Hàn Quốc, có nghĩa là phủ thêm lông thú vào bộ cộng hưởng của trống. Quá trình làm trống được chia làm 2giai đoạn「xử lý lông thú và làm thân trống」. Lông thú được ngâm trong nước vôi và giũ sạch hết phân gà, sau đó phơi khô để sử dụng. Lông tốt nhất là lông của con bò khoảng từ 3 đến 5 tuổi. Phần thân trống có thể được dùng cả miếng da hoặc từng phần da với kích cỡ và góc uốn nhất định. Các loại trống mà Yoon chế tạo gôm 17 loại với trống âm (pansori, trống gosu), trống sọc (chơi nhạc đồng quê), trống shaman, trống đền - yonggo, trống trong điện (sử dụng trong các miếu thờ), trống ngồi, trống nogo (6 trống hợp lại) và các loại trống cổ truyền khác. Trống yonggo (đường kính 1.5m) đã được sử dụng trong lễ khai mạc và bế mạc Á vận hội 1986, Seoul Olympics 1988 và hai sự kiện này đã dùng đến 1.174 chiếc trống. Các sản phẩm mà Yoon chế tạo bao gồm chiếc Munmingo ở phía trước nhà Blue House (150x160cm), và nghề làm trống đã được truyền lại đến thế hệ thứ tư.

Lễ trừ tà Dodang ở Galmae-dong

Dodang Exorcism of Galmae-dong img
  • Quốc giacông nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Gyeonggi-do số 15
  • Nghệ nhânLee Yong-mun và những người dân ở Galmae-dong, Cho Soon-ja và Heo Yong-up
  • Ngày công nhận7/8/ 1995, được công nhận thêm nghệ nhân vào tháng 9,1998
  • Vị tríGalmae-dong của thành phố Guri

Lễ trừ tà Dodang ở Galmae-dong được bắt nguồn từ lễ trừ tà Dodang ở Gyeonggi-do, được tổ chức hai năm một lần để tưởng nhớ tổ tiên ông bà từ 500~600 năm cách đây trong 7 ngôi làng ở Galmae-dong của thành phố Guri. Vào mồng 1 tháng 2 theo lịch âm, người ta chọn ra những người nào lương thiện đóng vai Dangju, Suksu, Doga, Hwaju và những người khác để điều hành lễ trừ tà trong làng và chuẩn bị cho buổi lễ, và ngày mồng 1/3 âm lịch được chọn làm ngày lễ trừ tà. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó cầu nguyện cho sự đầy đủ và giàu có của ngôi làng. Hiện nay, vẫn còn nhiều tài liệu liên quan đến lễ trừ tà Dodang cho thấy nghi thức này có lịch sử rất chính xác, đồng thời chứng minh rằng lễ trừ tà ở ngôi làng là một truyền thống văn hóa lâu đời. Đối với lễ trừ tà Dodang ở Galmae-dong, có một nghiên cứu vào năm 1996 với những kết quả thú vị về Lễ trừ tà Dodang Galmae-dong (Nhóm nghiên cứu khảo sát chung về Galmae-dong Dodang, thành phố Guri City của Gyeonggi-do, 1996). Trong khi đó, vào ngày 11/9 năm 1998, Shaman Dangju Cho Soon-ja và Jabbi Dangju Heo Yong-up đã được công nhận là nghệ nhân thực hiện những nghi lễ đặc biệt của di sản văn hóa phi vật thể số 15 của Gyeonggi, đó là lễ trừ tà Dodang ở Galmae-dong, sau đó công nhận bổ sung thêm cho Dang Jip

Nghề thêu

Embroidery Work img
  • Quốc giacông nhận là di sản văn hóa phi vật thể số 25 của Gyeonggi-do
  • Nghệ nhânShin Sang-soon
  • Ngày công nhận11 / 1998
  • Vị trí369 Acheon-dong, thành phố Guri

Sinh ra ở Kanagawa-ken, Nhật Bản vào năm 1931, Shin Sang-soon tốt nghiệp tiểu học ở Nhật Bản và về Hàn Quốc. Bà tốt nghiệp trung học ở trường nữ sinh Gyeongnam Masan vào năm 1951, và bậc thầy về nghề thêu ở Masan lúc đó là Kim Nan-cho đã dạy bà kỹ thuật thêu thùa, từ đó bà bắt đầu có niềm đam mê đặc biệt đối với thêu thùa truyền thống. Từ năm 1960, bà thu thập rất nhiều di sản liên quan đến nghề thêu và sau đó phục chế chúng, đến năm 1978, với sự tài trợ của Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hóa Giáo dục, bà đi đến một số nước châu Á có văn hóa thêu thùa, thuyết giảng về những nét tinh túy của nghề thêu Hàn Quốc cũng như tổ chức các buổi triển lãm. Các sản phẩm của bà gồm có Tranh gấp Hwajodo, tranh gấp Simjangsaeng, tranh gấp Baekdongjado và nhiều sản phẩm khác, và từ khi bà thành lập phòng triển lãm tranh Hwarin vào năm 1971, bà đã bắt đầu tập trung vào việc giảng dạy cho các sinh viên và những nhà nghiên cứu. Shin Sang-soon, với những đóng góp không nhỏ cho quê nhà hiện đang sinh sống tại Acheon-dong, Guri City, bà cũng điều hành một xưởng thêu ở Dongbinggo-dong, Yongsan-gu, Seoul. Đồng thời, bà cũng quản lý khách sạn Seoul Hilton Hotel.

Bậc thầy chế tác đá

Master of Stone Craft img
  • Quốc giacông nhận là di sản văn hóa phi vật thể số 25 của Gyeonggi-do
  • Nghệ nhânLee Jae-soon
  • Ngày công nhận7/02, năm 2005
  • Vị tríInchang-dong, Guri City

Thể hiện tài năng vượt trội trong chế tác đá từ khi còn trẻ, ông đã giành huy chương vàng trong cuộc thi nghề toàn quốc 2 năm liên tiếp từ 1976 và 1977, đến năm 1989, ông được chọn là nghệ nhân chế tác đá nổi tiếng ở Hàn Quốc (No. 18) và đã thể hiện những kỹ năng chế tác đá điêu luyện tại các buổi triển lãm nghệ thuật khác nhau cũng như các buổi triển lãm nghệ thuật Phật giáo. Học hỏi từ các nghệ nhân Lee Se-wook và Kim Jin-young, ông đã tạo ra rất nhiều các sản phẩm về lĩnh vực nghệ thuật phật giáo và đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể số 42 của Gyeonggi-do vào ngày 07/2, 2005.Năm 2002, ông đã tham gia vào việc khôi phục Chùa đá Milyang Sotae-ri (Số kho bạc 312), trong năm 2004, ông còn đóng góp vào việc sửa lại chùa đá Geumdunsa (số kho bạc 945) và nhiều công việc sửa chữa và khôi phục các di sản văn hóa khác, ông hiện nay đang sống tại Inchang-ri, Guri City. (Xưởng chế tác đá ở Naecho-myeon, Pocheon-si)

담당자 정보

  • 담당부서 정보통신과
  • 전화번호 031-550-2089
  • 최종수정일 2024-04-18