본문 바로가기

Di sản văn hóa vật thể

Di sản văn hóa vật thể

Donggureung

Donggureung img
  • Quốc giacông nhận là di sản văn hóa lịch sử theo số 193
  • Vị trí197 Donggurungro, Guri City
  • Closedon Monday

Khi vua Taejo Lee Seong-gye là người đã lập ra triều đại Jeseon qua đời vào năm 1408 (năm thứ 8 của vua Taejong), vua Taejong đã ra lệnh tìm kiếm vị trí đẹp để đặt mộ ở Paju, Goyang và những nơi khác. Kim In-gwi là quan cai quản Uijeongbu đã tấu dâng địa điểm đặt mộ với sự thông qua của quan thừa tướng Ha Ryun. Việc xây dựng khu Donggureung đã được thực hiện trong suốt gia đoạn triều đại Joseon. Cái tên Donggureung ra đời vào năm 1866 (năm thứ 6 của vua Cheoljong) khi su-reung, ngôi mộ của Chujonwang King Ikjong được xây xong, và trước đó nó đã được gọi là Dongohreung và Dongchilreung. Ở Donggureung, có 9 ngôi mộ , bao gồm Geonwon-reung, mộ vua Taejo Yi Seong-gye, Hyeon-reung (vua Munjong thứ năm và hoàng hậu Hyeondeok Wanghoo), Mok-reung (vua Seonjo thứ 14 và hoàng hậu Ui-in Wanghoo, và hoàng hậu Inmok Wanghoo), Hui-reung (vua Injo thứ 16 và hoàng hậu Jangryeol), Soong-reung (vua Hyeonjong thứ 18 và hoàng hậu Myeongseong Wanghoo), Hye-reung (vua Gyeongjong thứ 20 và hoàng hậu Danui Wanghoo), Won-reung (vua Youngjo thứ 21 và hoàng hậu Jeongsoon Wanghoo), Soo-reung (vua Sunjo thứ 23 và hoàng tử Chujonwang King Ikjong và công chúa Sinjeong Wanghoo), Gyeong-reung (vua Heonjong thứ 24 và các hoàng phi Hyohyeon Wanghoo và Hyojeong Wanghoo)

Myeongbinmyo(Mộ của Myeongbin)

Myeongbinmyo img
  • Quốc giacông nhận di sản văn hóa lịch sử số 364
  • Vị tríSan 14, Acheon-dong, Guri City

Myeongbin-myo là lăng mộ của Myeongbin Kim, cung phi của đức vua thứ 3 triều đại Jeseo, vua Taejong. Myeongbin (?-1479) là con gái của một triều thần có vai vế thời bấy giờ là Kim Gu-deok, có nguồn gốc gia đình ở Andong. Vào tháng 11 trong năm trị vì thứ 11 của vua Taejong (1411), bà được phong làm Myeongbin. Đặc biệt, bà cai quản việc hậu cung trong hoàng tộc từ thời vua Taejong đến thời vua Seongjong, cho đến khi bà qua đời vào ngày mồng 5/6 trong năm trị vì thứ 10 của vua Seongjong (1479). Bà không sinh được hậu duệ nào cho vua Taejong. Trong khu lăng mộ ở Dongsa-gol, Acheon-dong, mộ của bà được xây trên 2.500 pyeong, có một tấm bia đá, một cặp bia thư, tấm bia đá trên cùng đặt lư hương và các đồ cúng khác. Khu mộ này được công nhận là di tích lịch sử vào ngày 25/10/1991.

Sindobi của Na Man-gap

Sindobi of Na Man-gap img
  • Quốc giacông nhận là tài sản văn hóa vật thể của Gyeonggi-do số126
  • Năm xây dựng1658 (năm thứ 9 của vua Hyojong)
  • Năm công nhậnNgày 28/6 năm 1985
  • Vị tríSan 163 Sano-dong, Guri City, Gyeonggi-do

Sindobi là bia mộ được dựng trên phố gần với ngôi mộ của quan hàng nhị phẩm hoặc cao hơn, và thông thường do một viên quan hàng tam phẩm hoặc cao hơn lựa chọn. Nguồn gốc gia đình của Na Man-gap (1592- 1642) là Anjeong, ông còn được gọi là Mongroe, và Gupo là bút danh của ông. Ông thi đỗ kỳ thi Đình vào năm trị vì thứ năm của vua Gwanhae-gun (1613) và trở thành một trong số những học giả ở Seonggyungwan. Tuy nhiên, ông trở về quê hương với vụ Lưu đày Inmok Daebi ở điện phía Tây để nghiên cứu. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Sunreung Chambong sau thời Injo khôi phục lại vào năm 1623. Cũng trong năm đó, ông thi kỳ thi Đình ở Alseong và đỗ vào quan võ. Sau đó, khi ông làm quan ở Hongmungwan, ông bị giáng xuống Gangdong Hyeongam trong giai đoạn nổi dậy của nông dân. Khi Jeongmyo xâm lược vào năm 1627 (năm thứ 5 của vua Injo), ông là một trong những quan thị vệ của vua Injo ở Ganghwa-do. Sau khi trở về thủ đô, ông làm nhiều chức vụ khác nhau trong triều đình và trở thành Hyeongjo Chamui bảo vệ nhà vua trong năm 1635. Khi làm Byeongjo Chamui, ông bị buộc tội khi quân và bị lưu đày vào miền nam, và sau đó mất vào năm 1639 ở Yeongju, sau đó, ông đã được truy tặng là Jwauijeong (một trong 3 quan thượng thư). Các tác phẩm của ông gồm có Byeongjerok (Ghi chép về Byeongja), Tuyển tập Gupo và nhiều tác phẩm khác. Bài văn về Sindobi của ông do Cheongeum Kim Sang-heon sáng tác, sau đó Dongchundang Song Jun-gil và cháu trai Yang Jwa bổ sung đã được khắc trên đá. Ngoài ra, trên tấm bia mộ của ông còn có bút tích của Wooam Song Si-yeol và tên địa điểm do Mungok Kim Su-hang. Vào ngày 28/6/ 1985, ngôi mộ này được công nhận là di sản văn hóa vật thể của Gyeonggi-do

Borugun ở khu vực Achasan

Borugun in the Achasan area img
  • Quốc giaCông nhận di tích lịch sử văn hóa số 455
1) Bối cảnh lịch sử của Achasan

Achasan là một ngọn núi ở lưu vực sông Hangang trên đường biên giới giữa Gwangjin-gu của Seoul và Guri City. Ngọn núi này không cao lăm, nhưng lại có vị trí địa hình vô cùng quan trọng. Lưu vực sông Hangang nằm ở vị trí quan trọng chiến lược với rất nhiều mạng lưới giao thông với vùng biển phía tây thông qua sông Hangang, đồng thời cũng là vùng đồng bằng trù phú phát triển mạnh về sản xuất, buôn bán, chính trị và văn hóa từ thời tiền sử. Đặc biệt, trong suốt thời Tam Quốc, khu vực này còn có giá trị vô cùng chiến lược đến mức ai nắm được vùng này sẽ là người quyết định tương lai của đất nước. Vì thế, Tam Quốc đã luôn tranh giành nhau để chiếm được vùng này. Người đã đoạt lại vùng này từ Tam Quốc chính là Baekje. Vua Onjo đã bình định khu này (năm 18 trước công nguyên) và kiểm soát cả vùng trong suốt 500 năm trước khi rời đô về Gongju (Woongjin) vào năm 475. Năm 475, vua Jangsoowang của Goguryeo đã giết vua Garoewang ở pháo đài Adan (Achasan), chiếm lấy pháo đài Han của Baekje và toàn bộ vùng phía nam sông Hangang River thành lãnh thổ của Goguryeo, nhưng đến năm 551, Silla và liên quân của Baekje đã đánh bại Goguryeo, buộc Goguryeo phải từ bỏ khu vực sông Hangang và đến năm 553, khu vực này trở thành vùng đất của Silla.

2) Ý nghĩa lịch sử của Achasan

Achasan có sông Jungryangcheon ở phía tây và sông Wangsukcheon ở phía đông cùng chảy về sông Hangang. Achasan là đỉnh cao nhất trong khu vực cùng với Yongmabong tạo thành điểm quân sự quan trọng với toàn bộ vùng phía nam sông Hangang về phía nam và Uijeongbu về phía bắc khi nhìn toàn cảnh. Phải kể đến các chốt phòng thủ trên Achasan và Yongmasan. Một số chốt được dựng trên các ngọn núi chạy dọc đến Chốt Gui-dong theo triền núi. Những chốt này được xây để giám sát toàn cảnh sông Hangang, Jungrangcheon, và Wangsukcheon, cụ thể là vùng phía nam sông Hangang, vùng Mokchon Toseong và Poongnap Toseong. Một chốt là một căn cứ quân sự nhỏ, ở Achasan có cả thảy 20 chốt được xây trước đây và cùng với các di tích Goguryeo, chốt này đã được thành phố Guri và Trung tâm văn hóa Guri khảo sát một cách hệ thống lần đầu tiên vào năm 1994, sau đó nhiều di tích quan trọng khác cũng được tìm ra vào các 1997, 1998 và 2000, sau đó nó đã được công nhận là di sản văn hóa quốc gia (di tích lịch sử số 455) vào ngày 27/10/ 2004.

담당자 정보

  • 담당부서 정보통신과
  • 전화번호 031-550-2089
  • 최종수정일 2024-04-18